Bệnh đái tháo đường tàn phá hệ thần kinh như thế nào?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra biến chứng thần kinh nguy hiểm

Không sớm thì muộn cũng cụt chân vì đái tháo đường không giữ

6 nguyên tắc phòng loét bàn chân cho người bệnh đái tháo đường

Bị đái tháo đường có nên tập thể dục như người khỏe mạnh?

Các bài tập giúp ngừa cắt cụt chân do đái tháo đường

Cắt cụt chi

Tổn thương thần kinh có thể là nguyên nhân làm mất cảm giác bàn chân. Người bệnh thường không nhận biết được các vết thương ở bàn chân, cuối cùng bị nhiễm khuẩn nặng hoặc loét (da và tổ chức phần mềm bị tổn thương). Vì bệnh đái tháo đường làm giảm lưu lượng máu tới chân nên nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nhiễm khuẩn lan rộng tới xương làm chết tổ chức (hoại tử) có thể không chữa được cần phải cắt cụt ngón, bàn chân hoặc thậm chí cả chi dưới. Trên 50% ca cắt cụt chi dưới không do chấn thương ở Mỹ là do đái tháo đường.

Bệnh khớp Charcot

Xảy ra khi khớp, đặc biệt là khớp bàn chân bị ảnh hưởng do tổn thương thần kinh. Bệnh khớp Charcot xảy ra do mất cảm giác, sưng nề, đôi khi biến dạng khớp bị tổn thương (khớp cổ, bàn chân).

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và không kiểm soát được tiểu tiện

Tổn thương thần kinh kiểm soát bàng quang có thể cản trở bàng quang đào thải nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển trong bàng quang, gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tổn thương thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết khi bạn muốn tiểu tiện, hoặc điều hành cơ giải phóng nước tiểu.

Hạ đường huyết không nhận biết

Những người bị biến chứng thần kinh tự chủ sẽ không nhận biết được dấu hiệu hạ đường huyết

Bình thường khi đường trong máu giảm thấp xuống dưới 70mg/dL hoặc dưới 3,9mmol/L sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Run lẩy bẩy, vã mồ hôi, tim đập nhanh, đây gọi là hội chứng hạ đường huyết. Tuy nhiên, biến chứng thần kinh tự chủ sẽ làm mất dấu hiệu cảnh báo, do vậy bạn không nhận biết được tình trạng hạ đường huyết. Nếu không được xử trí nhanh, tình trạng hạ đường huyết có thể nặng hơn, bệnh nhân có thể lên cơn co giật, hôn mê, có thể tử vong.

Huyết áp thấp

Tổn thương thần kinh kiểm soát tuần hoàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh huyết áp, thường hay xảy ra tụt huyết áp tư thế làm chóng mặt, choáng váng.

Rối loạn tiêu hóa

Bệnh đái tháo đường có thể gây rối loạn tiêu hóa

Táo bón hoặc đi lỏng, nôn, buồn nôn, ăn không ngon miệng. Một triệu chứng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn là liệt dạ dày, rối loạn này có thể liên quan đến khả năng tiêu hóa, gây nôn, buồn nôn, ảnh hưởng rất nặng nề đến nồng độ glucose máu và dinh dưỡng.

Rối loạn chức năng sinh dục

Thần kinh tự chủ bị rối loạn thường ảnh hưởng đến thần kinh điều khiển cơ quan sinh dục, gây rối loạn cương dương ở đàn ông và giảm tiết nhờ âm đạo ở phụ nữ.

Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi 

Khi tuyến mồ hôi hoạt động không bình thường, cơ thể mất khả năng điều hòa nhiệt độ một cách chính xác, giảm hoặc mất hoàn toàn hiện tượng tiết mồ hôi có thể đe dọa tính mạng. Rối loạn thần kinh tự chủ cũng có thể gây đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là ban đêm. 

Sự cách ly với xã hội

Đau, mất khả năng lao động, lúng túng, ngượng nghịu do tổn thương thần kinh nặng có thể làm mất đi tính độc lập, tự tin của người bệnh, đặc biệt ở người già, làm cho họ cô lập với xã hội, tự cách ly mình và bị trầm cảm.


Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh